Posts

Mạn đàm: làm sao để quy chính con cái khó bảo

Ngày xưa, những đứa trẻ ngỗ nghịch thường được cha mẹ xin gửi lên Chùa. Gửi con lên Chùa có những yếu tố nào mà lại có thể giúp trẻ trở lên tốt hơn? Xin đưa ra ở đây một số thiển ngộ: 1. Giới Giới là giới luật, là các quy tắc nghiêm ngặt mà người tu hành phải tuân theo như đọc kinh, thiền định, quét dọn, làm ruộng, bổ củi, gánh nước, nấu cơm. Giới còn một ý nghĩa thứ hai là giới cấm, là cách ly, đoạn tuyệt với những thứ hấp dẫn, kích thích dục vọng của con người ta.  2. Định Định là việc thực hành các quy tắc mà giới luật đưa ra, qua lao động, cực nhọc, trải qua thời gian, các ham muốn dục vọng được kềm chế, phai nhạt đi, năng lực khống chế (định trụ lại) của bản thân cũng dần được nâng lên. 3. Huệ Thực hành giới và định tốt rồi, huệ là trí huệ sẽ phát triển trở lại. Ngoài ra có thể hiểu huệ gắn liền với một việc quan trọng trong tu dưỡng là học đạo lý. Môi trường nhà Chùa năm xưa có nhiều tăng nhân mẫu mực, uyên thâm cũng góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh và tốt cho gi...

Thanh niên Nhật Bản là một ví dụ điển hình để nhìn người ngẫm ta

Thấy nhiều thanh niên chẳng muốn học hành, tuổi còn trẻ mà dường như tâm ý đã nguội lạnh, phải chăng nhiều em đang ấp ủ những hướng đi khác lớn lao thế nào không biết nhưng trước mắt thì thấy nhiều em sắc mặt nhợt nhạt, chỉ trầm ngâm vào cái điện thoại bèn google một chút xem thanh niên Nhật Bản ra sao :) Nhiều người khen Nhật Bản giáo dục tốt, nhưng thanh niên của họ cũng không tránh được guồng quay của văn hóa mạng, văn hóa thời đại. Theo ChatGPT thừa nhận, ngày nay đa phần các lý thuyết về tinh thần trên thế giới dựa vào cơ sở Duy vật. Học thuyết còn vậy nói chi đến các trang mạng, dục vọng gây nghiện, giải phóng các chuẩn mực và kinh doanh dựa trên nó mang lại lượng khách hàng rất lớn. Cứ cho là Nhật Bản họ dựa vào những lý thuyết này dạy kỹ năng sống tốt đi thì bạn thấy đó, có mang công danh, lợi lộc, vật chất, hưởng lạc hấp dẫn trẻ đi nữa vẫn có một lỗ hổng quan trọng. Như một cụm từ trong tiêu đề bài báo "lý tưởng", lý tưởng sâu xa đến từ đâu? Đến từ đức tin mong muốn ...

Mất nội hàm tu dưỡng là nguyên nhân khiến nhiều người học cảm thấy mệt mỏi, buông lơi, nhiều người trưởng thành thì chẳng buồn học tập gì nữa

Mọi người thường bảo làm việc có đam mê thì hiệu quả tốt hơn, vậy đam mê trong học tập là gì? Đam mê học tập khám phá chân chính đến từ tiềm thức tu dưỡng của mỗi con người. Bạn có thể cho rằng công danh, lợi lộc là yếu tố tốt để kích thích người ta học tập, nhưng vì sao có nhiều người trẻ ngày nay sống tùy hứng, buông lơi, vô hướng. Đó là vì văn hóa đánh mất nội hàm tu dưỡng, vì không có nội hàm tu dưỡng nên người căn cơ kém dễ sa đà vào các thứ dục vọng từ đó đánh mất ý chí của mình, người có căn cơ tốt hơn có khá hơn nhưng nếu mục đích chỉ vì công danh lợi lộc nên họ không thể thấy được cái tinh túy, không thể đạt được sự thiện nghệ trong lĩnh vực của mình. Trích: "Thánh nhân Khổng Tử có một câu nói: “học giả xưa học cho mình, học giả ngày nay học cho người”. Câu nói này có ý nghĩa thế nào? Chính là nói rằng người cổ đại học tập là để tu dưỡng bản thân, nâng cao bản thân, tịnh hóa bản thân, làm cho bản thân ngày càng tốt hơn. “Ngày nay” mà ông nói thực ra là vào hai nghìn năm t...

Kết bạn và đối với tình bạn phải thế nào?

Trích: "Cổ nhân làm việc gì cũng đều không đi đến cực đoan, chẳng hạn như việc kết bạn. Người Trung Quốc có câu “Quân tử chi giao đạm như thủy”, có ý tứ là quân tử kết giao thanh đạm như nước. Mọi người đều hy vọng rằng bản thân sẽ có được những người bạn quân tử, nhưng thực tế lại thường không hẳn giống như bản thân mong muốn. Mặc dù đối phương là người quân tử, nhưng đôi lúc cũng có mặt tiểu nhân. Con người đều có ưu điểm cũng lại đều có khuyết điểm. Đây mới là trạng thái sống của con người." Xem tiếp tại: https://chanhkien.org/2024/08/tri-hue-cua-co-nhan-trong-viec-ket-ban.html

Mạn đàm: Vì sao cần có trí huệ?

Người ta cần có trí huệ, xét từ bản chất sinh mệnh, có lẽ lý do quan trọng nhất là để phân biệt "thiện - ác, chính - tà". Ngoài trí huệ con người còn cần có đức tính cần cù để học Đạo Thánh Hiền, để biết trong các tình huống cụ thể thì phân biệt như thế nào. Có trí huệ phân biệt được rồi còn cần dũng cảm để lựa chọn. Dũng cảm lựa chọn rồi còn cần nhẫn nại để kiên định con đường. Kiên định con đường rồi còn cần cẩn thận để không xảy ra sơ xuất, sai xót, lầm lạc. ...

Bạn trẻ: làm sao để cải thiện bản thân, xa rời cám dỗ trong xã hội hiện đại

Xã hội hiện đại, khi nhiều điều trái với thuần phong mỹ tục được bình thường hóa, thì đó là điều bạn không ngờ tới nhất đang gây hại cho bạn. Kẻ sát nhân lớn nhất mọi thời đại là "hội chứng ếch luộc", khi bạn hiểu khái niệm này, hãy tưởng tượng internet là nồi nước với đủ thứ gia vị bạn sẽ thấy điều này. Hội chứng ếch luộc:  https://www.ntdvn.net/emagazine-ke-sat-nhan-lon-nhat-moi-thoi-dai-hoi-chung-ech-luoc-263139.html Làm sao để cải thiện bản thân:  https://drive.google.com/file/d/1PZy6t6Grhx-7zj8-sl10HrI0FuDrnzJO/view

Hiểu sao cho đúng ý nghĩa của chữ "Đức" ?

Dân gian có câu "Có đức mặc sức mà ăn", nhiều người hiểu tích đức thiên lệch sang khía cạnh "bố thí", một số người chăm chăm tích đức để đạt mục đích giàu sang, con cái được nhờ phúc phận. Đó chỉ là một khía cạnh của chữ Đức, người ta sau khi nhắm mắt xuôi tay thì còn lại gì, đức có ý nghĩa gì? Trích: "Sự thăng hoa đạo đức và nâng cao cảnh giới là đức chân chính Nghĩa gốc của chữ đức là lên cao, vươn lên. Bên trái của chữ đức 德 là bộ xích 彳, bộ xích 彳 có liên quan đến việc đi, con người nên đi đâu đây? Không phải đường mòn, đường nhỏ, đường cong, đường tà, mà là nên đi theo đường chính, đường lớn (đại đạo). Bên trái phía trên là chữ thập 十, còn có con mắt 目, chính là con mắt nhìn không thiên lệch, mà nhìn rõ, nhìn chuẩn, chăm chú nhắm vào mục tiêu, có nghĩa là thẳng tiến trên chính đạo. Chữ tâm (心) thể hiện rằng con đường cần đi chính là con đường tâm, nhấn mạnh rằng ở nơi thế gian dơ bẩn con người phải giữ gìn và trở về bản tính thiện lương của “con người tiên...

"Nước chảy đá mòn không phải vì sức nước, mà bởi dòng chảy không nghỉ suốt ngày đêm" (Beethoven)

Trăm thứ loạn vì sao?

Trong “Lã Thị Xuân Thu – Quý Tín” viết: nếu vua tôi không giữ chữ tín thì trăm họ sẽ phỉ báng triều đình, quốc gia không yên ổn; làm quan mà không giữ chữ tín thì dưới không sợ trên, sang hèn coi khinh nhau; thưởng phạt không giữ chữ tín thì người dân dễ phạm pháp, khó thực thi mệnh lệnh; bạn bè không giữ chữ tín thì oán hận lẫn nhau, không thể kết giao hòa thuận; làm hàng thủ công không giữ chữ tín thì chất lượng sản phẩm sẽ kém, trông như hàng nhái, nước sơn cũng không sắc nét. P/s: Chữ Tín không chỉ có nghĩa là giữ lời mà còn có hàm nghĩa tin tưởng thực thi theo đạo đức chân chính Thành hiền dạy. (Tham khảo: chanhkien.org)

Tâm an dật: mảnh đất nuôi dưỡng nhiều thói hư tật xấu, ngăn bước thành công, dẫn lối tới thất bại

Trong giới tu luyện an dật hay lười biếng là một loại ma tính, không đơn giản như quan niệm hiện đại. Trong lý tương sinh tương khắc, càng truy cầu an nhàn hưởng lạc có thể kết quả càng ngược lại. Tâm an dật là gì? Lười biếng, sáng sớm không thể thức dậy tập thể dục hay học tập làm việc, mong được thoải mái.  Để cho công việc trì hoãn, muốn chừa lại để làm sau.  Làm việc thì sợ gặp phiền phức, muốn thừa cơ trục lợi. Kết quả là nói thì hay nhưng làm không được. Bản thân nghĩ rằng mình thông minh nhưng chính là đang che giấu tâm lười biếng. Tâm cầu an dật biểu hiện ra là không muốn chịu khổ. Bình thường làm việc gì thấy mệt một chút là trong đầu não liền sản sinh ra niệm đầu: Nghỉ ngơi một chút nào, lên máy tính lướt xem báo một chút, xem phim giải trí một chút. Kết quả là một khi đã nghỉ ngơi thì nghỉ rất lâu, lãng phí rất nhiều thời gian, làm việc hiệu quả thấp, thậm chí là bỏ lỡ những việc cần làm. Vì sao an dật, buông lơi bản thân? 1. Sống không có mục tiêu rõ ràng, không có...

Cũng là một dạng tín ngưỡng mà thôi: tin vào vô thần luận, tiến hóa luận

Lý giải về nguồn gốc vạn sự vạn vật, biết bao cơ chế, kết cấu tinh vi tin một cách mơ hồ do tiến hóa, thích nghi mà thành, cái gì không giải thích được thì tin rằng do ngẫu nhiên, tự nhiên mà có, những gì đạt được thì tin rằng do giỏi tính toán, do nỗ lực tranh đấu mà có, lấy một ví dụ có câu "phi thương bất phú" nhưng nếu ai cũng đi buôn thì lấy đâu ra sản phẩm mà buôn, trong nghìn người buôn hỏi bao nhiêu người đạt được phú bao nhiêu người ngậm ngủi bỏ cuộc thất bại. Kỳ thực nếu nhìn một cách toàn diện thì không đơn giản vậy đâu, đây cũng là một dạng tín ngưỡng mà thôi!

Tâm đắc lái mới: "Yếu tố quan trọng nhất để lái xe an toàn có lẽ là không được nhấc gót chân khỏi sàn để ko đạp nhầm chân ga"

Muốn từ bỏ thói quen xấu, việc đầu tiên cần làm là "Tâm phải đoạn"

Hành vi xảy ra trước đều đến từ tâm. ĐOẠN gần nghĩa với dứt khoát (clear cut), mang ý nghĩa về một sự rõ ràng, rành mạch lớn. Các phương pháp, hình thức kỷ luật, mong muốn nếu không động đến tâm con người được đều không thể thay đổi được tận gốc vấn đề. Xuất ra một niệm "Tâm tôi đã ĐOẠN với thói xấu ABC rồi" là một bước tiến lớn về sức mạnh tinh thần ban đầu.

Làm sao để hạnh phúc

Trong quy luật tương sinh tương khắc hạnh phúc chân chính đến từ sự dũng cảm vượt qua gian khó. Việc hưởng lạc phải đổi bằng phúc đức nên hạnh phúc đến từ sự điều độ, thuận theo Đạo để tiêu nghiệp, tích đức. Tình huống cụ thể phải làm thế nào, bạn đọc tham khảo loạt bài giáo dục hạnh phúc:  https://chanhkien.org/2024/04/giao-duc-hanh-phuc-3-nguoi-vo-diu-dang-phu-nam-phu-tu-hoa-hop-phuc-ky-1.html

“Người không có lòng Nhân thì Lễ để làm gì?” (Đức Khổng Tử)

Có rất nhiều người thắc mắc, vì sao ngày nay không thiếu các bậc cha mẹ Việt chú ý dạy trẻ em cách “xin lỗi”, “cảm ơn”, nhưng bộ mặt tinh thần của xã hội không hề cải thiện. Có phải là “lễ nghi” không còn có tác dụng trong xã hội hiện đại không? Không phải. Kỳ thực cái gọi là “lễ nghi” chỉ là một biểu hiện bề mặt của văn hóa mà thôi. Khổng Tử giảng rằng: “Người không có lòng Nhân thì Lễ để làm gì?” Con người ta nếu không chú trọng quy phạm đạo đức, không chú trọng tới đức tin vào Thần Phật, không tôn sùng các giá trị phổ quát như Chân, Thiện, Nhân, Nghĩa, thì “lễ nghi” mà làm gì? Ngẫm ra, các phong trào khôi phục hoặc tôn sùng cái gọi là “đời sống văn minh” của ta thường đi vào ngõ cụt chính là bởi điều đó. (Theo trithucvn.org)

Chữ Nhẫn - thế hệ Z - Đừng chỉ trách họ

 Quá trình một người trưởng thành là quá trình đòi hỏi NHẪN nại bồi đắp tính tình, gìn giữ sự lành mạnh, tích lũy tri thức, trải nghiệm qua nhiều năm tháng từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành.  Môi trường văn hóa, giáo dục, internet, smartphone hiện nay khó để thực hiện điều đó nên tôi thấy nhiều bạn trẻ dù vẫn có tâm ý muốn học hành nhưng tri thức, kỹ năng tích lũy được, năng lực không đủ, thật khó quá. Đừng chỉ trách họ. Chỉ có lựa chọn một công việc phù hợp, với sự hỗ trợ tỉ mỉ, sát sao thì mới vực lên được. 

Muốn thay đổi trước phải tìm thuốc đắng cho tinh thần

  Người xưa nói: “Thuốc đắng dã tật – lợi cho [trị] bệnh, trung ngôn nghịch nhĩ – lợi cho hành động”.  Đừng nên chỉ nghĩ theo hướng "Sự thật mất lòng", thuốc đắng có thể dã tật thì sự thật cũng có thể dã cái tật trong tinh thần. Nhưng điều đầu tiên là bạn phải có tâm ý muốn tìm hiểu sự thật đã, cần phải khiêm tốn, dũng cảm, mở rộng tấm lòng.
 "Khi nào bạn nhận ra Internet là một cái ĐỘNG thì bạn mới có ý tưởng để thoát khỏi nó"