Hiểu sao cho đúng ý nghĩa của chữ "Đức" ?

Dân gian có câu "Có đức mặc sức mà ăn", nhiều người hiểu tích đức thiên lệch sang khía cạnh "bố thí", một số người chăm chăm tích đức để đạt mục đích giàu sang, con cái được nhờ phúc phận. Đó chỉ là một khía cạnh của chữ Đức, người ta sau khi nhắm mắt xuôi tay thì còn lại gì, đức có ý nghĩa gì?

Trích:

"Sự thăng hoa đạo đức và nâng cao cảnh giới là đức chân chính

Nghĩa gốc của chữ đức là lên cao, vươn lên.

Bên trái của chữ đức 德 là bộ xích 彳, bộ xích 彳 có liên quan đến việc đi, con người nên đi đâu đây? Không phải đường mòn, đường nhỏ, đường cong, đường tà, mà là nên đi theo đường chính, đường lớn (đại đạo). Bên trái phía trên là chữ thập 十, còn có con mắt 目, chính là con mắt nhìn không thiên lệch, mà nhìn rõ, nhìn chuẩn, chăm chú nhắm vào mục tiêu, có nghĩa là thẳng tiến trên chính đạo. Chữ tâm (心) thể hiện rằng con đường cần đi chính là con đường tâm, nhấn mạnh rằng ở nơi thế gian dơ bẩn con người phải giữ gìn và trở về bản tính thiện lương của “con người tiên thiên”, chính là tu tâm hướng thiện. Chữ nhất 一 ở cổ đại tượng trưng cho trời, từ góc độ này chúng ta thấy bên trên chữ nhất là mười con mắt, chính là con mắt của chư Thần khắp thế giới mười phương, Thần nhìn hành vi của con người, nhìn tâm con người, nếu thấy phù hợp với tiêu chuẩn hành vi và tư tưởng mà Thần định ra cho con người thì chính là hành vi và tư tưởng của đức chân chính." (nguồn chanhkien.org)

P/s: Đạo gia giảng "vô vi", Phật gia giảng "Không", tích đức một cách tự nhiên, vô chấp vô cầu, cái gì đáng được tự sẽ được. Tích đức chân chính là con đường để thăng hoa cảnh giới sinh mệnh, phản bổn quy chân. Muốn "tích đức chân chính" con người cần "học đạo chân chính", cần "nhẫn" để tiêu đi nghiệp lực của chính mình.

Comments

Popular posts from this blog

Mạn đàm về việc nuôi dạy con cái

Mất nội hàm tu dưỡng là nguyên nhân khiến nhiều người học cảm thấy mệt mỏi, buông lơi, nhiều người trưởng thành thì chẳng buồn học tập gì nữa

Thanh niên Nhật Bản là một ví dụ điển hình để nhìn người ngẫm ta