Mất nội hàm tu dưỡng là nguyên nhân khiến nhiều người học cảm thấy mệt mỏi, buông lơi, nhiều người trưởng thành thì chẳng buồn học tập gì nữa

Mọi người thường bảo làm việc có đam mê thì hiệu quả tốt hơn, vậy đam mê trong học tập là gì? Đam mê học tập khám phá chân chính đến từ tiềm thức tu dưỡng của mỗi con người.
Bạn có thể cho rằng công danh, lợi lộc là yếu tố tốt để kích thích người ta học tập, nhưng vì sao có nhiều người trẻ ngày nay sống tùy hứng, buông lơi, vô hướng. Đó là vì văn hóa đánh mất nội hàm tu dưỡng, vì không có nội hàm tu dưỡng nên người căn cơ kém dễ sa đà vào các thứ dục vọng từ đó đánh mất ý chí của mình, người có căn cơ tốt hơn có khá hơn nhưng nếu mục đích chỉ vì công danh lợi lộc nên họ không thể thấy được cái tinh túy, không thể đạt được sự thiện nghệ trong lĩnh vực của mình.
Trích:
"Thánh nhân Khổng Tử có một câu nói: “học giả xưa học cho mình, học giả ngày nay học cho người”. Câu nói này có ý nghĩa thế nào? Chính là nói rằng người cổ đại học tập là để tu dưỡng bản thân, nâng cao bản thân, tịnh hóa bản thân, làm cho bản thân ngày càng tốt hơn. “Ngày nay” mà ông nói thực ra là vào hai nghìn năm trăm năm trước của thời đại của ông, chính là thời cổ đại mà con người hiện đại chúng ta vẫn nhìn nhận, đối chiếu với ngày nay thì nhìn thấy rất rõ ràng rồi, người ta học là để cho người khác xem, là vì để thi đại học, vì để tìm một công việc tốt, vì để làm quan, những điều này đều là để cho người khác nhìn. Cho nên “học giả xưa học cho mình, học giả ngày nay học cho người”, khi bạn học cho người khác, học cho mẹ, học vì công việc, sẽ rất dễ có cảm giác mệt mỏi, đó không phải ý muốn của bản thân. Đặc biệt là các sinh viên chúng ta đang trong thời thanh xuân, thì nên càng phải hiểu đạo lý này, chúng ta học tập chân lý là để tịnh hóa tâm hồn của mình, nâng cao cảnh giới sinh mệnh của bản thân, như vậy bạn sẽ cảm thấy vô cùng tốt đẹp. Thêm vào những kỹ năng mà bạn học được, bạn nhất định sẽ trở thành một người tỏa sáng trong cuộc sống."
Vậy thì, nếu bạn đang gặp khó khăn với việc giúp con học tập tích cực, điều đầu tiên, hãy dạy con, khuyến khích con luôn cố gắng phấn đấu trở thành một người "TỐT".

Comments

Popular posts from this blog

Mạn đàm về việc nuôi dạy con cái

Thanh niên Nhật Bản là một ví dụ điển hình để nhìn người ngẫm ta