Mạn đàm về việc nuôi dạy con cái

 Có 2 nguyên tắc mà tôi đọc được về việc nuôi dạy con:

1. Rất mực yêu thương, rất mực nghiêm khắc

2. Cha mẹ lười con tiến bộ

Trong triết lý của Phật Gia từ bi luôn phải đi liền với uy nghiêm như 2 mặt âm dương để tạo ra sự cân bằng.

Rất mực yêu thương: Bạn dành bao nhiêu thời gian để xem điện thoại? Bạn có luôn dõi theo, đồng hành cùng con không? Bạn có luôn suy nghĩ, học tập kinh nghiệm, đọc sách để biết cách nuôi dạy con không?...

Rất mực nghiêm khắc: Quá trình dõi theo, đồng hành cùng con là quá trình giúp con duy trì các chuẩn mực đạo đức, học tập các kỹ năng, nó đòi hỏi một sự kiên trì nhẫn lại và tự tu dưỡng của chính các bậc cha mẹ. Nghiêm khắc với con cũng chính là nghiêm khắc với chính mình, từ đó làm gương được cho con. Đây là một quá trình gian khổ. Yêu thương thể hiện ra là sự nghiêm khắc, nghiêm khắc cũng là thể hiện của sự yêu thương.

Cha mẹ lười con tiến bộ: Thực tế đúc kết "nuông chiều tạo ra những đứa trẻ vô ơn", một người từ bé đến khi trưởng thành cần lao động, trải nghiệm rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng, thái độ, để có được sự thấm nhuần, liên hệ giữa lý thuyết và thực hành. Với mỗi độ tuổi hãy để con trẻ phụ trách những công việc nhất định trong gia đình, cha mẹ vừa đỡ áp lực, quá tải, đổi lại con trẻ có được sự trưởng thành.

Người xưa có câu "Vô dục tắc cương", phương Tây có nói về "Thất Hoàng tử ngục" là 7 thứ làm con người ta sa ngã bao gồm: tâm tham lam, tâm sắc dục, tâm cao ngạo (tự đại, bảo thủ), tâm nóng giận, tâm lười biếng, tâm xa hoa, tâm đố kỵ. Vì sao con cái khó bảo, từ các nguyên nhân bề mặt như được ăn uống thỏa thích, tự do xem điện thoại với đủ thứ đấu đá, sắc tình, giải phóng nhân tính, nghiện game, chỉ chú trọng học kiến thức, không chịu học đạo lý, đọc sách Thánh Hiền, được chiều chuộng ít phải làm việc, tự chịu trách nhiệm, tự lo cho bản thân, chịu khó chịu khổ... sâu xa cũng từ sự tương tác của những chủng dạng tâm mà ra. Tuy nhiên nếu bạn tin rằng con người sinh ra là một tờ giấy trắng, mọi thứ đều do môi trường giáo dục thì có rất nhiều điều thật khó lý giải. Khó lý giải tức là không nhắm được trúng nguyên nhân bản chất nhất nên cũng không thể gỡ được vấn đề.

Các tín ngưỡng xưa đến nay đều nhận định chung rằng con người có đức, nghiệp lưu truyền qua các kiếp luân hồi. Giữa tổ tiên, cha mẹ và con cháu có mối quan hệ truyền thừa đức nghiệp này, con cháu được hưởng một phần đức từ cha ông và cũng phải gánh một phần nghiệp chướng từ cha ông. Tính cách của con người hay dở cũng là một khía cạnh phản ánh của đức nghiệp, những thuận lợi, trắc trở các thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến nhau còn do các mối nhân duyên. Vì vậy, nếu có niềm tin, ngoài việc giáo dưỡng con, bạn còn phải tu dưỡng chính mình trong cuộc sống đời thường, "hậu đức tải vật", chỉ có tu Chân-Thiện-Nhẫn đồng hành bạn mới có thể hóa giải được các mối duyên.

Thời đại chúng ta đang sống khoa học kỹ thuật phát triển tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng văn hóa xã hội lại không ngừng tụt dốc, quan niệm bị lệch lạc biến dị đã trở thành phổ biến. Đây là thời kỳ mạt pháp theo nhìn nhận của các tín ngưỡng truyền thống khi con người không còn tâm Pháp để ước chế, câu thúc đạo đức. Chỉ có quay về truyền thống ta mới nhận ra những giá trị bị đảo lộn, bị ngụy biện. Đây cũng là một điểm mà nhiều phụ huynh cho rằng những biểu hiện của con mình là bình thường, không có vấn đề gì, cuối cùng loanh quanh không tìm ra thuốc phòng ngừa, thuốc giải cho những mầm họa trước mắt hay tương lai. Khi con người không có tâm Pháp ước chế thì có dạy bao điều cũng khó mà thay đổi, tiếp thu được. Tâm Pháp là gì, tâm Pháp chính là lòng tin, là tín ngưỡng vào cái Thiện. Lòng tin hướng Thiện sẽ tạo ra sức mạnh nội tâm, là kim chỉ nam giúp con người tự điều chỉnh lại nhiều hành động, suy nghĩ của mình. Ngày nay, trong bối cảnh sự phát triển nở rộ của chủ nghĩa vô thần, duy khoa học, việc giáo dục niềm tin tín ngưỡng thường hay bị lơ là thậm chí bị xem là mê tín.

Có người nói rằng, muốn làm cho trẻ hư rất đơn giản, hãy cho chúng xem tivi điện thoại thoải mái, tuy ngắn gọn nhưng thật sâu sắc. Điều trước mắt để làm được "vô dục tắc cương" chính là bạn cần giúp trẻ có được một môi trường "lục căn thanh tịnh" ở mức tốt nhất có thể. Một số việc có thể kể đến như, chỉ cho con dùng điện thoại đen trắng, đặt máy tính ở nơi công khai và chỉ được dùng đến khi cần thiết, chỉ đọc sách, tin nghe những người tài đức (người có tâm, có tầm, nhân sỹ), không bài bạc, nói tục, không kết thân với bạn xấu, ... Tất nhiên để làm được việc này không dễ, những tâm bất thuần trong con bạn sẽ gào thét, ở góc độ nào đó bỏ đi thói xấu cũng là quá trình cai nghiện.

Người xưa trong nguyên lý dạy trẻ "tiên học lễ, hậu học văn" bao giờ cũng đặt việc học đạo làm người trước, học tri thức sau. Việc truyền thụ bí kíp nghề nghiệp cũng nhất định phải chọn người có đủ đức, tài. Người không có đức nếu học được những kỹ nghệ cao cấp có thể gây họa loạn lớn cho xã hội, người có phúc lộc dù không tu dưỡng đạo đức nhưng vẫn thành công giàu có tuy nhiên phúc lộc của họ nhanh bị tiêu tán, đời sau cũng vì thế mà khát nước nên cuối cùng trong việc dạy con bạn cũng phải dũng cảm lựa chọn, điều gì là quan trọng nhất hay sự thỏa hiệp?

------  


Comments

Popular posts from this blog

Mất nội hàm tu dưỡng là nguyên nhân khiến nhiều người học cảm thấy mệt mỏi, buông lơi, nhiều người trưởng thành thì chẳng buồn học tập gì nữa

Thanh niên Nhật Bản là một ví dụ điển hình để nhìn người ngẫm ta