Posts

Showing posts from April, 2024

Hiệu ứng tâm lý "Cửa sổ vỡ" lý giải tại sao ta nên sống chỉnh chu theo lễ nghĩa của người xưa

Hiệu ứng "Cửa sổ vỡ" đề cập đến sự tồn tại của một hiện tượng xấu nhỏ, nhưng nó sẽ truyền đạt một thông điệp và gợi ý, khiến hiện tượng xấu dần dần kéo dài và mở rộng. Trong tâm lý học, điều này còn được gọi là hiệu ứng “cửa sổ vỡ”, rằng “trong một tòa nhà, nếu một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó …” Vậy bạn hãy liên hệ xem: - Nếu bạn sống không ngăn nắp gọn gàng, thì đó sẽ là cái cớ để bạn tiếp tục như vậy - Nếu bạn không làm việc nào gọn việc đó, thì sẽ có nhiều việc khác bạn làm dang dở - Nếu bạn nói năng, làm việc tùy tiện ở một phương diện nào đó, thì bạn sẽ có khuynh hướng mở rộng việc nói và làm tùy tiện ở những phương diện khác - Tổng thể hơn, nếu bạn không sống chỉnh chu, chân chính ở bất kỳ phương diện nào, nó cũng có thể đủ mạnh để tác động đến các phương diện khác. Tham khảo: https://...

Thông điệp lớn nhất của thời đại?

Covid-19 tự biến thể thành chủng omicron yếu đi rồi tạm lắng xuống. Những nguyên nhân nhiễm bệnh theo lối nghĩ bề mặt như do chưa tiêm vacxin, do sức đề kháng kém, do tiếp xúc thì trong thực tiễn đều có vô số ví dụ ngược lại. Theo Phật Gia, Đạo Gia hay Thánh Kinh, dịch bệnh có liên quan đến nghiệp lực hay lối sống vô Pháp vô Thiên của con người, là một hình thức của sự đào thải, nên việc dịch bệnh Covid-19 phủ rộng trên thế giới có thể xem là lời cảnh tỉnh cho nhân loại, chớ xem nhẹ hay tùy tiện khi suy nghĩ về may mắn, phúc phận của mình. Khi bạn đọc được điều này, đó cũng là cơ duyên! "Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế trữ vàng kim, thời mạt thế phải tu hành!" (Ngạn ngữ cổ) https://chanhkien.org/2023/12/thieu-nien-thoi-khong-30-dich-benh-vi-sao-lai-den.html

Một vài câu nói của Đức Khổng Tử giúp ta định hướng được rõ ràng

Image
 

Mạn đàm về việc nuôi dạy con cái

 Có 2 nguyên tắc mà tôi đọc được về việc nuôi dạy con: 1. Rất mực yêu thương, rất mực nghiêm khắc 2. Cha mẹ lười con tiến bộ Trong triết lý của Phật Gia từ bi luôn phải đi liền với uy nghiêm như 2 mặt âm dương để tạo ra sự cân bằng. Rất mực yêu thương: Bạn dành bao nhiêu thời gian để xem điện thoại? Bạn có luôn dõi theo, đồng hành cùng con không? Bạn có luôn suy nghĩ, học tập kinh nghiệm, đọc sách để biết cách nuôi dạy con không?... Rất mực nghiêm khắc: Quá trình dõi theo, đồng hành cùng con là quá trình giúp con duy trì các chuẩn mực đạo đức, học tập các kỹ năng, nó đòi hỏi một sự kiên trì nhẫn lại và tự tu dưỡng của chính các bậc cha mẹ. Nghiêm khắc với con cũng chính là nghiêm khắc với chính mình, từ đó làm gương được cho con. Đây là một quá trình gian khổ. Yêu thương thể hiện ra là sự nghiêm khắc, nghiêm khắc cũng là thể hiện của sự yêu thương. Cha mẹ lười con tiến bộ: Thực tế đúc kết "nuông chiều tạo ra những đứa trẻ vô ơn", một người từ bé đến khi trưởng thành cần lao đ...
“Uy tín là con đường đầu tiên để thành công, không có uy tín, không có sự thành công.” “Đạo đức là nền tảng của sự uy tín trong kinh doanh.”  (Sưu tầm)
  "Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì" (Đức Khổng Tử)
"Bất kể xinh đẹp ra sao, học vấn cao cỡ nào, nhiệt tình hài hước với người ta đến đâu. Nếu không có cái tâm lương thiện tất cả đều không đáng nói đến, vì lương thiện quan trọng hơn tất cả."   (Sưu tầm)